Có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm, bệnh không chỉ đơn thuần là đe dọa tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe người bệnh mà còn là tính mạng của họ. Theo một nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc và chết vì ung thư cổ tử cung cao gấp đôi số phụ nữ chết vì HIV (trong vòng 10 năm có đến 6000 phụ nữ chết vì bệnh ung thư cổ tử cung). Chúng tôi dùng một so sánh nhỏ như vậy để thấy được tính chất nguy hại của bệnh lý này. Vậy, chị em có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ và giải đáp vấn đề này.

Các chuyên gia cho biết, bệnh ung thư cổ tử cung “khởi nguồn” từ một loại tác nhân gây u nhú ở người, đó là virus HPV (Human Papilloma virus). Virus HPV có thể dễ dàng lây truyền từ người này qua người khác qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh hoặc các tiếp xúc ngoài da khác có liên quan trực tiếp tới tổn thương của người bệnh. Hiện nay, người ta đã phát hiện và phân loại HPV bao gồm hơn 150 típ khác nhau, trong tổng số đó, chỉ có khoảng 15 típ nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, điển hình là các típ 16, 18, 31 và 45 (típ 16 và 18 chiếm tới trên 70% trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung, típ 31, 45 chiếm khoảng 10 % trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung). Như vậy, không phải ai nhiễm virus HPV cũng có thể bị ung thư cổ tử cung nhưng nguy cơ là rất cao và có đến 99,7% bệnh nhân ung thư cổ tử cung có sự xuất hiện của virus này (Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)).

Cơ chế phát triển của ung thư cổ tử cung đó là, sự nhiễm lâu dài virus HPV, trong đó có sự xuất hiện của các típ có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung ( Típ 16, 18), virus xâm nhập vào các tế bào đáy (nằm sâu trong cấu tạo cổ tử cung), phá hủy các tế bào này, sau chuyển thành tế bào ác tính gây ra loạn sản (từ nhẹ tới nặng), ung thư tại chỗ (có thể điều trị nếu được phát hiện sớm) và ung thư xâm lấn (sự di căn ác tính sang các bộ phận khác, không thể điều trị và đe dọa tính mạng người bệnh).

Sự hoạt động của virus càng mạnh và nguy cơ ung thư cổ tử cung càng cao khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm và một khi mắc bệnh khi quan hệ tình dục với người khác sẽ lây truyền virus và lây truyền cả nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Theo đó, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao nhất phải kể đến đó là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 45, trong đó, các trường hợp: quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng bạn tình, trải qua quá trình sinh nở, phá thai nhiều lần, thường xuyên mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, vệ sinh kém… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Vậy, để phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung và các nguy hại của nó, chị em lưu ý một số điểm sau:

– Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Đây là một trong những biện pháp hàng đầu phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng;

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, phòng tránh và xử lý kịp thời các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác;

tiem -ung-thu

– Tiêm vacin HPV (để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV), đây được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng tránh bện lý này, các đối tượng tiêm phòng tốt nhất đó là từ 16 – 26 tuổi, ngoài ra, nên tiêm vacin HPV trước khi có quan hệ tình dục để có kết quả tối ưu nhất;

– Làm xét nghiệm PAP (xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung sớm) định kỳ 6 tháng/ lần nhằm tầm soát và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời (nếu có), bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và tính mạng bệnh nhân nếu được phát hiện sớm;

– Bên cạnh đó, việc duy trì đời sống sinh hoạt hợp lý, ăn uống đủ chất, tập luyện điều độ có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, phòng tránh sự hoạt động và phát triển của các tác nhân gây bệnh, trong đó có tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Như vậy, ung thư cổ tử cung tuy là một bệnh lý nguy hại nhưng hoàn toàn có thể tầm soát, thậm chí là điều trị  hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh được kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả nhất khi chị em thực hiện kết hợp một số lưu ý ở trên. Chị em có thể tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm pap hoặc được tư vấn cụ thể hơn về các biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Tại Phòng khám chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội chúng tôi có dịch vụ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản chị em phụ nữ. Bao gồm khám phụ khoa nhăm tầm soát những bệnh phụ khoa thường gặp, kiểm tra dịch âm đạo, soi cổ tử cung, test PAP, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung.Chúng tôi là việc tất cả các ngày trong tuần, cảng ngày nghỉ và ngày lễ từ 8-20h. Người bệnh có thể đặt lịch hẹn khám trực tuyến hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài của chúng tôi để được hưởng nhiề ưu đãi.

(024) 37 152 152                             

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp.
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn.
Hoặc gửi thư qua: nếu bạn muốn kể chi tiết hơn.




Tin tức liên quan