Bệnh giang mai và cách phòng chống

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn trường diễn, lây truyền qua đường tình dục tiến triển phức tạp, có giai đoạn rầm rộ, có giai đoạn kín đáo, có thể ăn vào tất cả cả các phủ tạng người bệnh, đặc biệt là da, thần kinh, tim mạch, phá hoại sức khỏe người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh còn có thể lây truyền sang thế hệ con cháu.

cach-phong-trong-benh-giang-mai

Triệu chứng của bệnh

1.Thời kỳ thứ nhất

Khi bị lây nhiễm, xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, song lúc này người bệnh sẽ chưa thấy cảm giác khó chịu hay triệu chứng gì bất thường.  Sau khoảng 3 tuần lễ, (có khi 10 ngày, có khi 3 tháng sau)  triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Hầu hết, đó là một vết trợt nông, bằng phẳng màu đỏ tươi, hình tròn hay bầu dục đều đặn, không có mủ và không có vảy.  Vết trợt này thường không gây ngứa, cũng không gây đau nên người bệnh rất ít khi chú ý, nhất là ở nữ giới. Có đôi khi vết trợt bé và nằm kín ở các nếp da hay niêm mạc sinh dục cũng rất khó để người bệnh có thể  phát hiện. Vết trợt đó còn gọi là săng giang mai (thời kỳ thứ nhất).

Sau 5-8 tuần lễ, dù không điều trị gì, săng giang mai cũng tự lành sẹo, vì vậy người bệnh lầm tưởng là khỏi bệnh, nhưng thực tế bệnh ngấm ngầm tiến triển sang thời sau.

2.Thời kỳ thứ 2

Thời kỳ nhiễm khuẩn huyết, xoắn khuẩn lan tràn vào máu và theo đường máu để đi đến khắp nơi trên cơ thể người bệnh, đi đến đâu sẽ gây tổn thương ở đó. Vì vậy, các biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng. Về hình thái, có những vết hồng, nhỏ màu hoa đào, có thể nhìn thấy ở những vùng da mỏng, không ngứa, gọi là “đào ban”.

Có những thương tổn nổi sần cao hơn mặt da, rải rác khắp cơ thể, to nhỏ khác nhau, có cái có vẩy, có cái có mủ, có cái ở da thường, có cái ở lỗ chân lông, nổi lên thành từng đợt…. Có nhiều hạch nhỏ, rắn, di động ở bẹn, nách, cổ, sau tai… không viêm đỏ, không đau. Đôi khi sốt nhẹ, đau đầu về đêm rụng tóc, đôi khi đau xương khớp nhẹ, làm cho người bệnh tưởng là cảm cúm thông thường.

3. Thời kỳ thứ 3.

Nếu không chữa trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang thời kỳ thứ 3, thường xuất hiện muộn từ năm thứ 3, có khi sau 10 năm hoặc muộn hơn. Bệnh không những ăn sâu vào da, niêm mạc, cơ bắp, mà còn ăn sâu vào các phủ tạng, đặc biệt là tim mạch và thần kinh.

Ở da: thường gặp hai loại tổn thương chủ yếu là các “củ giang mai” và “gôm” giang mai.

Ở hệ tuần hoàn: biến chứng thường gặp là viêm hở động mạch chủ; vôi hóa , phình động mạch chủ có thể gây tử vong đột ngột.

Ở hệ thần kinh: bệnh có thể ăn sâu vào tủy sống, não, màng não. Nặng hơn, bệnh tác hại đến thần kinh gây bệnh Tabes, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần. Bệnh thường xuất hiện muộn từ 2-10 năm sau nếu bị bệnh mà không điều trị. Các biến chứng vào thần kinh, tim mạch thường xuất hiện muộn, có khi tới hàng chục năm sau khi mắc bệnh, và có thể tránh khỏi nếu được điều trị sớm.

Cách phòng bệnh

Để phòng bệnh giang mai, cách chắc chắn nhất là không quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt là người mắc bệnh giang mai. Cũng không có loại thuốc nào có thể đảm bảo được phòng bệnh lây nhiễm, kể cả khi sử dụng bao cao su. Sử dụng bao cao su có thể phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không an toàn tuyệt đối bởi ngoài những vùng được bao cao su bảo vệ, tiết dịch của người phụ nữ bị bệnh có chứa xoắn khuẩn có thể liên quan tới các vùng không bảo vệ ở vùng đó hoặc xa hơn. Ngoài ra còn có trường hợp bao cao su gặp sự cố do chất lượng không đảm bảo hoặc sử dụng không đúng cách.

Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề nêu trên hãy nhấp chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng 024 36 33 22 88 hoặc 024 36 33 22 88 để được các chuyên gia chuyên khoa tư vấn cụ thể .

Địa chỉ Phòng khám chăm sóc sức khỏe sinh sản: Số 152 Xã Đàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

(024) 37 152 152                             

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp.
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn.
Hoặc gửi thư qua: nếu bạn muốn kể chi tiết hơn.




Tin tức liên quan