Làm thế nào để tránh biến chứng khi bị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Hẹp bao quy đầu không còn là điều quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt với trẻ nhỏ hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp, có đến 96% tỷ lệ các bé trai sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, những trường hợp này đều có thể tuột xuống được khi trưởng thành, những trường hợp không thể tuột xuống được được gọi là tình trạng bệnh lý. Những biến chứng mà hẹp bao quy đầu gây ra đối với trẻ nhỏ và thậm chí là cả người lớn đều rất nhiều, vậy làm cách nào để chúng ta có thể tránh được những biến chứng này.
Thông thư hẹp bao quy đầu thường chia làm 2 dạng chính: hẹp bao quy đầu sinh lý (thường gặp) và hẹp bao quy đầu bệnh lý (ít gặp)
Hẹp bao quy đầu sinh lý
Là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh. Cùng với sự phát triển của cơ thể, dương vật cũng phát triển theo và bong ra các tế bào chết của thượng bì da bao quy đầu giúp bao quy đầu dần tự tách khỏi quy đầu.
Các tế bào thượng bì bong ra cùng với sự tích tụ của một số chất bài tiết khi đi tiểu tạo thành chất màu trắng (bợn tiểu) nằm dưới lớp da quy đầu. Chất màu trắng này ngày càng nhiều, nếu trẻ không bị hẹp bao quy đầu thì chất này sẽ được vệ sinh dễ dàng.
Trong trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu thì chất màu trắng này sẽ ngày càng tích tụ lại, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm bao quy đầu. Đa số trẻ sơ sinh đều có hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý nhưng khi lớn lên, thông thường bao quy đầu sẽ tự tuột và để lộ đầu dương vật ra.
Khi trẻ lên 4-5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tuột khỏi quy đầu được, đầu dương vật vẫn bị che kín thì đó là trẻ đã bị hẹp bao quy đầu. Như trên đã nói, khi bị hẹp quy đầu, do nước tiểu và tế bào thượng bì bị chết sẽ tạo thành cặn màu trắng dẫn đến viêm nhiễm. Khi bị viêm, trẻ có thể kèm theo biểu hiện tiểu khó (sợ đi tiểu, rặn khi tiểu) hay sưng đỏ vùng đầu dương vật.
Do vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi quy đầu của con, nếu phát hiện trẻ bị hẹp quy đầu thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý, tránh cho trẻ bị viêm sưng, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm hơn nữa.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý
Còn gọi là hẹp bao quy đầu thứ phát, là hậu quả của viêm nhiễm dẫn tới sẹo xơ hóa ở những trường hợp bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Hẹp bao quy đầu bệnh lý được chia ra 2 mức độ là bán hẹp bao quy đầu và hẹp bao quy đầu hoàn toàn
Bán hẹp bao quy đầu: là tình trạng có thể tuột bao quy đầu khi ở trạng thái bình thường nhưng khi dương vật cương cứng thì bao quy đầu không thể tuột xuống được và thắt nghẽn đầu dương vật.
Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: là tình trạng không thể tuột bao quy đầu bất kể dương vật ở trạng thái bình thường hay cương cứng.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể gây khó khăn trong việc tiểu tiện, hạn chế sự phát triển của dương vật, gây viêm nhiễm khu trú, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục sau này. Để khắc phục những biến chứng do hẹp bao quy đầu cho trẻ phụ huynh cần lưu ý vệ sinh dương vật cho trẻ sau mỗi lần tiểu tiện. Giúp trẻ nong dần quy đầu bằng cách cho trẻ ngồi trong thau nước ấm (tỷ lệ :1 nóng – 2 lạnh), dùng tay kéo nhẹ da quy đầu của trẻ ra rồi tuột nhẹ phần da quy đầu vào phía trong dương vật, lặp lại vài lần như thế.
Dùng một số loại thuốc mỡ bôi da có chứa steriod để bôi lên bao quy đầu và dùng tay kéo nhẹ da quy đầu, thực hiện 3 lần mỗi ngày và kéo dài ít nhất 1 tháng.
Nếu việc bôi thuốc và kết hợp kéo da quy đầu không mang lại kết quả sau thời gian 2 đến 3 tháng thì bác sĩ sẽ chỉ định nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.