Nguyên nhân gây ra sảy thai

Vô sinh- hiếm muộn đang ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều cặp vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ hiện nay. Việc mong muốn có con đã khó nhưng việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, an toàn lại là điều còn khó hơn. Không ít các thai phụ, vì nhiều lí do mà đánh mất đứa con mình ngay cả khi chưa kịp lọt lòng.

Video Bác sỹ Bích vấn tư vấn về mang thai trước hôn nhân và bỏ thai an toàn:

Các bác sỹ cho rằng nguyên nhân sảy thai thường khó tìm, và nhiều khi cũng không thể giải thích, nhất là với trường hợp sảy thai sớm. Tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, từ phổ biến nhất đến hiếm gặp nhất:

Bất thường về nhiễm sắc thể, gen

Người vợ hoặc chồng có chứa những gen dị hợp tử, khi kết hợp thành những gen đồng hợp tử gây bất thường nặng cho thai nhi và gây sảy thai. Bất đồng nhóm máu mẹ và con cũng là nguyên nhân thường gặp. Khi người mẹ và thai nhi cùng mang nhóm máu hiếm (nhưng đối kháng), ngay ở lần sinh (hoặc sẩy thai hay nạo phá thai lần đầu) trong cơ thể mẹ sẽ xuất hiện kháng thể kháng Rh, gây sẩy thai cho những lần sau.

Nạo phá thai nhiều lần

Những phụ nữ từng phá thai nhiều lần hoặc nạo phá thai gặp tai biến khiến niêm mạc tử cung bị tổn thương, mỏng đi dẫn đến khó thụ thai hoặc nếu thụ thai thì cũng dễ bị sảy thai vì thành nội mạc không đủ dày để thai nhi bám vào.

sảy thai

Nạo phá thai nhiều lần

Bệnh lý tử cung hay cổ tử cung

Bất thường của tử cung cũng là nguyên nhân thường gặp gây sảy thai. Cụ thể như hở eo tử cung (cổ tử cung không đóng kín), tử cung có vách ngăn, nhân xơ tử cung, polype lòng tử cung, dính buồng tử cung.

Bệnh rối loạn đông máu

Với những trường hợp sảy thai sau 10 tuần thường do bệnh rối loạn đông máu thuộc hội chứng kháng phospholipid gây ra. Vì vậy nếu mắc bệnh này chị em cần gặp thầy thuốc để được tư vấn trước khi quyết định mang thai.

Bệnh lý mãn tính

Khi người mẹ bị các bệnh lý mãn tính như bệnh tim, cao huyết áp, bệnh phổi, nhiễm trùng mãn tính; mẹ bị suy hoàng thể (hoàng thể không tiết đủ nội tiết tố progesterone) cũng dễ bị sảy thai.

Cơ thể thiếu acid folic

Nếu mẹ bị thiếu acid folic không chỉ gây sảy thai liên tiếp mà còn khiến thai nhi bị dị tật (đặc biệt là dị tật ống thần kinh).

Nhiễm khuẩn

Mọi loại nhiễm khuẩn đều có thể gây sảy thai, từ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai cho đến các bệnh do thực phẩm đem lại như nhiễm khuẩn do Listeria, Salmonella… Vì vậy trước khi sinh bạn nên làm các test phát hiện nhiễm khuẩn và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khác

Nghề phơi nhiễm với hóa chất như thuốc trừ sâu và nhiều hóa chất làm từ dầu hỏa tăng nguy cơ sảy thai. Phụ nữ làm việc với hóa chất hay có bạn tình thường xuyên tiếp xúc hóa chất đều có thể tăng nguy cơ bị sảy thai.

Mang thai là cả một quá trình chăm sóc quan trọng để thai nhi ra đời khỏe mạnh. Thai phụ cần thường xuyên đi thăm khám, siêu âm để được chẩn đoán và nhận sự tư vấn của bác sỹ. Thêm vào đó, khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai.Tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

(024) 37 152 152                             

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp.
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn.
Hoặc gửi thư qua: nếu bạn muốn kể chi tiết hơn.




Tin tức liên quan