Tổng quan về bệnh viêm âm đạo
Trong thời gian qua, Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc viêm nhiễm đường sinh dục mà trong đó chiếm tỷ lệ cao hơn cả là bệnh viêm âm đạo. Bên cạnh những bệnh nhân đến khám chữa trực tiếp tại phòng khám, các chuyên gia tư vấn cũng nhận được không ít thắc mắc của các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản liên quan đến bệnh viêm âm đạo
Bộ phận sinh dục nói chung trong đó có viêm âm đạo nói riêng vô cùng nhạy cảm, bất kỳ thay đổi nhỏ gây mất cân bằng trong môi trường âm đạo nào cũng thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chị em. Nắm vững những kiến thức tổng quan về bệnh viêm âm đạo là điều cần thiết phái yếu chớ nên bỏ qua.
Viêm âm đạo (viêm nhiễm âm đạo) là tình trạng âm đạo, âm hộ bị viêm nhiễm. Hầu hết chị em phụ nữ gặp phải vấn đề này vào ít nhất một lần trong đời và bệnh vẫn có thể tái nhiễm nếu sau quá trình điều trị không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. Viêm âm đạo càng sớm được phát hiện, điều trị càng sớm giảm thiểu những nguy hại do bệnh gây ra.
1.Nguyên nhân gây viêm âm đạo:
– Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas: chị em có thể bị lây nhiễm từ niệu đạo của nam giới khi quan hệ tình dục hoặc do sử dụng nguồn nước để tắm, giặt, vệ sinh. Nhiễm ký sinh trùng roi Trichomonas có thể dẫn tới các bệnh như: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận. Trùng roi Trichomonas còn có thể làm chết tinh trùng dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
– Viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm Candida: Nấm Candida thường sống với số lượng nhỏ trong âm đạo, cũng như trong miệng và đường tiêu hóa của cả nam giới và phụ nữ. Bình thường, nhiễm trùng xảy ra khi sự cân bằng trong môi trường âm đạo bị thay đổi. Các yếu tố khác nhau từ bên trong, bên ngoài cơ thể có thể phá vỡ sự cân bằng này bao gồm mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone, bệnh tiểu đường…
– Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis): Thường gặp ở những phụ nữ mãn kinh, bạn gái trước tuổi dậy thì. Đây là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng bộ phận sinh dục, bệnh viêm vùng chậu, viêm thận, đau khi quan hệ tình dục.
Thỉnh thoảng, chị em phụ nữ cũng có thể bị viêm âm đạo do dị ứng từ thuốc xịt âm đạo, hoặc các sản phẩm diệt tinh trùng. Vùng da xung quanh âm đạo rất nhạy cảm, do vậy nó có thể bị dị ứng với các chất hóa học có trong những loại xà phòng thơm, chất bôi trơn khi quan hệ tình dục, chất tẩy rửa, và chất làm mềm vải.
Ngoài ra, viêm âm đạo cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tuổi tác. Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, âm đạo có xu hướng “teo” đi đây là kết quả của sự suy giảm nội tiết tố trong cơ thể. Âm đạo bị khô hoặc ‘teo” khiến cho phụ nữ có thể có những biểu hiện đau (đặc biệt là trong quan hệ tình dục), ngứa, rát vùng âm đạo.
2.Triệu chứng bệnh viêm âm đạo:
– Ngứa âm hộ, âm đạo ở các mức độ khác nhau, kèm theo cảm giác nóng rát.
– Ra khí hư đặc (chiếm đến 69% trường hợp), ra nhiều hơn khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.
– Có mùi hôi ở phận bộ phận sinh dục. Sau khi quan hệ tình dục, mùi càng nặng hơn.
– Người bệnh có thể bị tiểu khó, tiểu buốt, đau khi sinh hoạt tình dục.
– Ngoài ra khi khám phụ khoa sẽ thấy: Âm hộ đỏ, vùng môi lớn có khí hư trắng. Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy niêm mạc âm đạo đỏ, dễ chảy máu, có lớp bựa trắng bao phủ như váng sữa, cổ tử cung thường viêm đỏ, phù nề, đôi khi loét.
3.Nguy hại của viêm âm đạo:
Bệnh viêm âm đạo tuy không đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng lại trực tiếp gây nên nhiều phiền toái. Đặc biệt, bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai; ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ gây sảy thai, đẻ non; ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ.
Viêm âm đạo không được khám chữa kịp thời và đúng cách còn gây nên những biến chứng khôn lường như: Viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Bên cạnh đó, khi da hoặc niêm mạc trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với mầm bệnh dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, giang mai, nấm…
4.Điều trị viêm âm đạo:
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương của bệnh viêm âm đạo mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Cụ thể như:
+ Viêm âm đạo do Trichomonas dễ tái phát nên việc điều trị thường kéo dài. Dù triệu chứng lâm sàng giảm nhưng khi xét nghiệm ký sinh trùng vẫn cho kết quả âm tính thì người bệnh vẫn nên tiếp tục điều trị theo chỉ định của thầy thuốc. Thông thường, những bệnh nhân viêm âm đạo do ký sinh trùng được chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống. Nữ giới không chỉ điều trị cho chính bản thân mình mà nên đồng thời khuyên người bạn tình khám chữa kịp thời để tránh tình trạng lây nhiễm ngược.
+ Với viêm âm đạo do nấm (chủ yếu là nấm Candida), người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo kết hợp các biện pháp vệ sinh ngoài bộ phận sinh dục.
+ Viêm âm đạo do vi khuẩn thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh phối hợp estrogen đặt âm đạo.
Chú ý, trong điều trị viêm âm đạo, người bệnh cần phải kiên trì, tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đừng ngại hỏi bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi có những thắc mắc hoặc những khác thường trong quá trình điều trị.
5.Phòng tránh viêm âm đạo:
– Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Sau mỗi lần đi đại, tiểu tiện tốt nhất nên nửa sạch bằng nước. Nên rửa và lau từ trước ra sau (hậu môn là sau cùng). Đặc biệt chú ý vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
– Tránh stress: Đó là những lo lắng, căng thẳng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh viêm âm đạo
– Nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, khám khi thấy có dấu hiệu khác thường ở đường sinh dục như: ngứa, dịch tiết bất thường… tại các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để được khám và điều trị.